Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái “nóng” với dầu Nga

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi dầu Nga được “nới lỏng”. EU đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước của Nga xuất khẩu dầu sang các nước thứ ba.

Lo ngại suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu cộng với việc EU nới lỏng việc mua bán dầu của Nga khiến giá dầu hôm nay tiếp tục giảm mạnh, trong đó dầu Brent đã trượt về mức 103,63 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô tiếp tục giảm mạnh khi dầu Nga được “nới lỏng”

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/7/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 95,09 USD/thùng, giảm 1,26 USD/thùng trong phiên, giảm 1,31%.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 103,61 USD/thùng, giảm 0,23 USD/thùng trong phiên, giảm 0,24%.

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái "nóng" với dầu Nga - Ảnh 1.
Giá xăng dầu hôm nay 23/7
Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái "nóng" với dầu Nga - Ảnh 2.
Giá xăng dầu hôm nay 23/7
Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái "nóng" với dầu Nga - Ảnh 3.
Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi dầu Nga được “nới lỏng”.

Giá dầu ngày 23/7 tiếp đà giảm trong bối cảnh thị trường dầu thô dấy lên nhiều lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí rơi vào trạng thái suy thoái.

Tại Mỹ, bất chấp vào mùa cao điểm tiêu thụ, nhu cầu xăng cũng được ghi nhận giảm gần 8% so với cùng kỳ 2021 do giá xăng cao kỷ lục ở nước này.

Tại Trung Quốc, theo các dữ liệu được công bố ngày 13/7 thì nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do các nhà máy lọc dầu của nước lại hạn chế công suất do lo ngại các đợt phong toả sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể, sản lượng của các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc đã giảm gần 10% so với 1 năm trước. Riêng tháng 6, sản lượng đã giảm tới 6%.

Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu còn đang đứng trước áp lực lớn bởi xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Giá dầu hôm nay tiếp đà giảm còn do EU cho phép các doanh nghiệp nhà nước của Nga là Rosneft và Gazpromđược vận chuyển dầu đến các nước thứ ba.

Theo sự điều chỉnh này, từ ngày 22/7, các khoản thanh toán liên quan đến việc mua dầu thô theo đường biển của Nga của các công ty EU sẽ không còn bị cấm nữa.

Trước đó, giá dầu phục hồi trong phiên sáng qua, khi thị trường vẫn còn lực hỗ trợ bất chấp lo ngại về lãi suất tăng.

Việc ECB tăng lãi suất mạnh thêm 50 điểm cơ bản, đẩy lãi suất tiền gửi quay lại mức 0% khiến cho giới đầu tư ngần ngại trong việc nắm giữ và tăng cường vị thế mua dầu, đặc biệt khi độ biến động lớn trong phiên đã khiến cho khối lượng giao dịch giảm đi trong những phiên gần đây. Các ngân hàng trung ương khác, như BoJ của Nhật, cũng đang chịu sức ép khi đồng tiền mất giá quá nhiều so với đồng Dollar, khiến cho thị trường tài chính trong nước trở nên bất ổn. Nguy cơ các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất thêm nữa đang là một trong các rủi ro lớn mà thị trường cần phải cân nhắc.

Điều này đang gây sức ép lớn đối với giá dầu, tuy vậy Brent vẫn vững vàng trên mốc 100 USD/thùng. Nguyên nhân là do tại châu Âu, việc Gazprom, nhà cung cấp dầu khí lớn, liên tiếp thực hiện bảo trì, bảo dưỡng bất chợt và kéo dài trong nhiều ngày, đã gây ra tình trạng bất ổn trong nguồn cung lớn hơn nhiều so với Mỹ.

Bên cạnh đó, việc Mỹ và châu Âu tiếp tục nghiên cứu các phương pháp để áp đặt giá trần lên các sản phẩm dầu của Nga, đồng thời cấm các công ty bảo hiểm các chuyến tầu chở dầu cũng khiến cho châu Âu chịu rủi ro giá tăng cao hơn so với Mỹ. Khả năng cao giá Brent sẽ vẫn duy trì ở khu vực 100 USD/thùng, trước khi châu Âu và Nga đạt được một số bước tiến mới.

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái "nóng" với dầu Nga - Ảnh 5.
Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV)
Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương vừa có quyết định điều hành giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm 21/7.

Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp đầu mối giảm giá bán xăng dầu. Cụ thể như sau: Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 giảm 2.710 đồng, giá bán ra từ 15 giờ ngày 21/7 về mức 25.070 đồng/lít. Xăng RON 95 là 26.070 đồng, giảm 3.600 đồng.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm: Dầu diesel giảm 1.740 đồng, còn 24.850 đồng/lít. Dầu hoả giảm 1.100 đồng/lít, còn 25.240 đồng/lít. Dầu mazút giảm 2.380 đồng, giá còn 16.540 đồng/kg.

Ngoài yêu cầu giảm giá, cơ quan quản lý tiếp tục ngừng chi Quỹ bình ổn giá với tất cả mặt hàng xăng, dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 23/7: Dầu thô lao dốc sau động thái "nóng" với dầu Nga - Ảnh 6.
Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương vừa có quyết định giảm mạnh giá xăng dầu.

Trong khi đó, mức trích vào quỹ vẫn giữ như kỳ điều hành trước. Theo đó, mức trích Quỹ với xăng E5 RON92 và RON95-III là 950 đồng/lít; dầu diesel là 550 đồng; dầu hoả 700 đồng; và mazút là 950 đồng/kg.

Đây là kỳ giảm giá thứ 3 liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 23/7 như sau: Xăng RON 95-V từ mức 30.350 đồng/lít xuống còn 26.750 đồng/lít; xăng RON 95-III từ mức 29.670 đồng/lít xuống còn 26.070 đồng/lít ; xăng sinh học E5 RON 92 từ mức 27.780 đồng/lít xuống còn 25.070 đồng/lít; dầu diesel tiêu chuẩn Euro 5 từ mức 27.590 đồng/lít xuống còn 26.830 đồng/lít; dầu hỏa từ mức 26.340 đồng/lít xuống còn 25.240 đồng/lít.

Được biết, giá xăng RON 95 tối đa có thể hạ 4.500 đồng về 25.000 đồng/lít nhưng cơ quan điều hành chỉ giảm 3.600 đồng do vẫn trích Quỹ bình ổn.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cho rằng, để tiến tới bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu chúng ta cần làm được hai việc sau:

Thứ nhất, là phải xây dựng được thị trường xăng dầu thực thụ, các đầu mối được nhập khẩu trực tiếp nhanh chóng đa dạng từ thị trường thế giới, họ có quyền đăng ký kinh doanh trong nước một cách tương đối dễ dàng, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép đầu tư kinh doanh nhập khẩu, bán lẻ…

Thứ hai, chúng ta phải có một kho dự trữ xăng dầu tương đối lớn và Nhà nước có đủ tiềm lực dự trữ xăng dầu, để dùng xăng dầu đó điều chỉnh giá cả thị trường, khi đó, chúng ta có thể bỏ Quỹ bình ổn và bỏ luôn chi phí sản xuất kinh doanh định mức cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Ở kỳ điều hành này, xăng RON 95-III giảm 12%, E5 RON 92 hạ 10% so với cách đây 10 ngày, nhưng mức này vẫn thấp hơn đà giảm của thế giới (13-15%).

Trong khi đó, nhà điều hành vẫn duy trì mức trích lập vào Quỹ bình ổn như cách đây 10 ngày là 950 đồng/lít với E5 RON 92, RON 95-III và dầu mazut; dầu diesel là 550 đồng. Đây là lần thứ hai liên tiếp cơ quan quản lý duy trì mức trích lập vào quỹ “mạnh tay” như vậy.

Theo tính toán, cùng với giảm thuế bảo vệ môi trường, nếu không phải trích lập gần 1.000 đồng mỗi lít xăng vào quỹ, giá xăng RON 95-III đã có thể hạ hơn 4.500 đồng/lít. Tương tự, E5 RON 92 đã có thể giảm khoảng 3.600 đồng/lít; dầu diesel gần 2.300 đồng.

Thực tế, giá xăng dầu hiện vẫn cao hơn 1.900-2.100 đồng so với hồi tháng 1/2022. Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn, giúp họ ổn định đời sống, phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất giảm một nửa mức thuế suất nhập khẩu xăng. Cụ thể, Bộ này có công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định về dự án nghị định sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống còn 10%.

Bộ Tài chính cũng báo cáo Thủ tướng cho phép trước mắt tách nội dung giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng để ban hành một nghị định riêng theo trình tự, thủ tục rút gọn và có thể áp dụng ngay.

Đánh giá số thu ngân sách nếu đề xuất trên được áp dụng, Bộ Tài chính cho hay cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước.

Như vậy, sau 19 đợt điều chỉnh, giá xăng vẫn tăng tới trên 30% do ảnh hưởng bởi giá dầu thô thế giới liên tục leo thang. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuế đã giúp giá xăng dầu trong nước phần nào hạ nhiệt.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 19 đợt điều chỉnh trong đó có 13 đợt tăng, 6 đợt giảm. Sau một chuỗi ngày tăng nóng trong quý II/2022, giá xăng đã có 3 đợt giảm liên tiếp trong tháng 7 nhờ việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường và giá dầu thế giới hạ nhiệt. Giá xăng hôm 21/7 có mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm đến nay.

Nguồn: https://danviet.vn/gia-xang-dau-hom-nay-23-7-dau-tho-lao-doc-sau-dong-thai-nong-voi-dau-nga-20220723091427707.htm

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết mới