[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] HƯNG YÊN – Top 6 lễ hội lớn tại Hưng Yên

Nội dung chính

Lễ hội đền Phù Ủng

 

 

Lễ hội ở Hưng Yên này được tổ chức tại  khu di tích lịch sử văn hóa đền Phù Ủng, huyện Ân Thi vào tháng 2 hằng năm. Đây là lễ hội để tưởng niệm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân và tưởng nhớ công đức của ông, lễ hội cũng là dịp để khơi dậy niềm tự hào và ôn lại truyền thống đáng tự hào của các thế hệ trước với giới trẻ.Đến với lễ hội đền Phù Ủng, du khách sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng của các hoạt động văn hóa, dân gian đặc sắc cùng các trò chơi hấp dẫn như chọi gà, cờ tướng, đấu vật, hát trống quân, hát giao duyên, múa rối, hát chầu văn, kéo co, nhảy mô đồng…

 

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung

 

 

Lễ hội Chử Đồng Tử – Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12/2 Âm lịch hằng năm ở các ngôi đền nổi tiếng là đền Hóa (xã Dạ Trạch), huyện Khoái Châu và đền Đa Hòa (xã Bình Minh) thuộc huyện Khoái Châu. Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung còn được biết đến là lễ hội tình yêu vì gắn liền với chuyện tình nổi tiếng của chàng Chử Đồng tử và nàng Tiên Dung.Trong thời gian diễn ra lễ hội, người ta sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc như lễ rước nước trên sông Hồng và các trò chơi dân gian đặc trưng của Bắc Bộ như bịt mắt bắt dê,  bình thơ, hát văn, múa quạt, bịt mắt đập niêu, đu cây  thi bơi chải, cờ tướng, kéo co, chọi gà… Đặc biệt, vào đêm diễn ra lễ hội sẽ có hoạt động đốt đèn trời ở bến sông Hồng thu hút nam thanh, nữ tú về thăm dự tạo không khí sôi động đầy hấp dẫn.

 

Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến

 

Hát quan họ trên thuyền, hoạt động văn hóa nổi bật trong lễ hội Phố Hiến. Ảnh: Báo Hưng Yên.

 

Hằng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, người dân phố Hiến ở Hưng Yên lại nô nức tổ chức lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến với rất nhiều hoạt động tín ngưỡng và dân gian độc đáo. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn là điểm nhấn để quảng bá văn hóa của phố Hiến xưa và nay đến du khách thập phương. Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến sẽ được tổ chức từ ngày 6/3 Âm lịch hằng năm. Điểm nhấn độc đáo của lễ hội là phần lễ với các nghi thức, lễ tế truyền thống và phần hội bao gồm các hoạt động hấp dẫn như kéo co, thả diều sáo, đi cầu Kiều…Lễ hội này cũng chính là hoạt động mở màn cho chuỗi các lễ hội dân gian độc đáo của Hưng Yên. Các hoạt động văn hóa trong lễ hội giúp du khách dễ dàng hình dung về một phố Hiến “trên bến dưới thuyền” xa xưa và tắm mình trong không khí lễ hội tưng bừng.

 

Lễ hội đền Mẫu

 

 

Hội đền Mẫu cũng là một trong những lễ hội ở Hưng Yên thu hút du khách thập phương. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 Âm lịch với rất nhiều hoạt động độc đáo. Phần lễ ở hội đền Mẫu sẽ bao gồm các nghi lễ rước kiệu, thỉnh kinh, lễ rước nước truyền thống từ đền Mẫu đi ra sông Hồng sau đó sẽ rước từ sông Hồng quay trở về đền. Ngoài các nghi lễ tâm linh, thì các hoạt động văn hóa, dân gian được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội cũng diễn ra rất sôi nổi như hát văn, hầu đồng,  thi đấu cờ tướng…

 

Lễ hội nhãn lồng 

 

 

Nhắc đến lễ hội ở Hưng Yên thì chắc chắn lễ hội nhãn lòng là một trong các hoạt động không thể bỏ qua. Nhãn lồng từ lâu vẫn luôn là niềm tự hào của vùng đất tiểu kinh kỳ, đây không chỉ là loại nông sản mang giá trị kinh tế cao mà còn là loại trái cây đặc trưng, định danh cho đặc sản vùng miền.Trong lễ hội nhãn lồng, du khách sẽ được thăm quan hàng trăm gian hàng nông sản tiêu biểu bao gồm cả các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làng nghề và đặc biệt là các gian hàng nhãn lồng. Lễ hội này là hoạt động đặc sắc góp phần giới thiệu và mang đặc sản nhãn lồng của Hưng Yên đến gần hơn với du khách gần xa.

 

Lễ hội đền Kim Đằng 

 

 

Góp mặt trong những lễ hội ở Hưng Yên đặc sắc nhất còn có lễ hội đền Kim Đằng diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 Âm lịch. Lễ hội này được tổ chức ở thôn Kim Đằng thuộc thị xã Hưng Yên. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh Thành hoàng làng Tế Thế Hộ quốc và Môi Nương Trình Thục phu nhân là những người đã có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân khi xưa.

Vào thời gian diễn ra lễ hội, người dân làng Kim Đằng và du khách thập phương sẽ tề tựu về đền để tham gia lễ hội. Hội đền Kim Đằng cũng gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Đặc biệt, ở phần hội, người ta sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân, hát trống quân, chọi gà, hát nói, múa rối nước,…

 

Tham khảo nguồn: https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/nhung-le-hoi-o-hung-yen-noi-tieng-nhat.html

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan