[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] THÁI BÌNH – Top 6 địa điểm du lịch nổi tiếng

Nội dung chính

Bãi biển Đồng Châu

Điểm đặc biệt của biển Đồng Châu (Thái Bình) là những vựa nuôi ngao với những chòi canh dựng đứng trên cao. Vào buổi bình minh, nơi đây đẹp như cảnh trong một bức tranh.
Biển Đồng Châu thuộc xã Đồng Minh, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Đây không phải là nơi dành cho khách du lịch tắm biển mà chỉ phù hợp với những người thích sáng tác ảnh, ngắm phong cảnh đẹp riêng biệt không nhiều bãi có được.

 

Khu vực các chòi cá, nơi neo đậu thuyền bè của dân đánh cá ở biển Đồng Châu là nơi thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia chuyên lẫn không chuyên tới ngắm bình minh nhất.

 

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

Nhắc đến Thái Bình chúng ta thường nghĩ đến quê hương với những cánh đồng lúa bạt ngàn cùng dòng sông chảy nặng phù sa. Nhưng không chỉ vậy Thái Bình còn có một bãi biển đẹp vẫn nguyên nét hoang sơ, đó chính là biển Cồn Vành.

 

 

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có hệ thống rừng ngập mặn phong phú, bờ biển đẹp trải dài 7km với những hàng phi lao xanh hiên ngang giữa bầu trời. Đến với Cồn Vành du khách không chỉ được hòa mình vào dòng nước tươi mát mà còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi trên biển. Du khách có thể đi dạo trên những triền cát mịn trải dài, nằm cưỡi sóng, ngắm biển đêm trút bỏ những muộn phiền của cuộc sống.

 

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

Cồn Đen được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của vùng cửa sông Trà Lý, thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12/2004). Nhìn từ trên cao, trông như hòn đảo Cồn Đen với triền cát dài ôm lấy mặt biển mênh mông.

 

 

Địa hình Cồn Đen tương đối bằng phẳng, có diện tích trải rộng hàng trăm hécta, chiều dài khoảng 3km, nơi rộng nhất khoảng 700m, nơi hẹp nhất chừng 450m. Đặc biệt, ở phía Nam Cồn Đen vẫn tiếp tục được phù sa bồi tụ và phát triển thành các mũi đất chạy song song với đường bờ.

Cồn Đen có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khá phong phú với các loài thực vật đặc trưng như sú, vẹt, bần, thông… bao phủ một vùng rộng lớn, tạo thành “bức tường xanh” vững chắc và là nơi cư trú của nhiều loài chim như: cò thìa, mòng biển, bồ nông, dẽ mỏ thìa…; cùng hàng trăm loài thủy hải sản và cỏ biển có giá trị kinh tế.

Những năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư thông suốt, gồm đê PAM và đường nối từ đê PAM chạy thẳng ra bãi biển Cồn Đen, dài hơn 2km. Trên bờ biển cũng đã được xây dựng đê kè chắn sóng dài khoảng 2.5km. Ngoài ra, giao thông đường thủy cũng rất thuận tiện.

 

Chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê.

 

Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

 

Bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. Trước mặt Tiền đường là thảm cỏ xanh mướt, với những hàng cau cảnh nhỏ bên cạnh. Hai bên hành lang là hai bia đá cổ, khắc ghi lịch sử xây dựng của chùa.

 

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu.

 

Đền Tiên La

 

Đền Tiên La thờ Bát Nàn Tướng Quân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi giặc phương Bắc. Đền có quy mô lớn với kiến trúc đẹp, gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, hay thượng điện… Tòa điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết còn nội thất được chạm trổ long – lân – quy – phượng đan xen với thông – trúc – cúc – mai rất đẹp mắt. Đây là một điểm du lịch Thái Bình hấp dẫn thu hút đông đảo du khách về với Lễ hội đền Tiên La từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 

Đền Đồng Bằng

Đền Đồng Bằng ở xã An Lễ, Quỳnh Phụ là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người đã có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi đầu sơ khai.

 

 

Hàng năm, đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch) thu hút đông đảo khách thập phương. Tại đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các hoạt động tín ngưỡng cũng như tham gia nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt là được xem hai hoạt động thể thao đậm chất dân gian đặc sắc được lưu truyền từ ngàn xưa là đấu vật và bơi Trải, tái hiện lại cảnh rèn binh và luyện tướng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Nhà Trần.

 

Tham khảo nguồn: https://topxephang.com/top-6-dia-diem-du-lich-ma-ban-nen-den-khi-toi-thai-binh.html

 

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan