Hàng hóa hôm nay – Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngại

Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn 3 ngày trước đó; trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép hôm nay tiếp đà giảm về sát ngưỡng 4.000 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt tại châu Á giảm vào đầu tuần này trong bối cảnh thị trường ngày càng lo lắng việc nhu cầu đang yếu dần trong bối cảnh quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19.
Giá vật liệu hôm nay 12/7: Giá thép giảm, thị trường ảm đạm vì lo ngại dịch Covid-19 mới tại Trung Quốc

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 81 nhân dân tệ xuống mức 4.003 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt đầu tuần này cũng giảm so với cuối tuần trước. Quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc là 113 USD/tấn, giảm 0,6% so với ngày trước đó.

Giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn Đại Liên, Trung Quốc là 3,3%, 110 USD/tấn, giảm 3,3% so với ngày trước đó và là mức thấp nhất kể từ ngày 6/7.

Trước đó ngày đầu tuần, giá nhiều loại thép giảm. Cuộn cán nóng giảm 3,6% so với cuối tuần trước và giao dịch ở 4.112 nhân dân tệ/tấn (610 USD/tấn). Giá mặt hàng này liên tục giảm từ đầu tháng 6 và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 17%.

Thép thanh vằn giảm 2,9% xuống còn 4.084 nhân dân tệ/tấn (606 USD/tấn). Giá mặt hàng này giảm liên tục từ cuối tháng 6 đến nay và hiện giá thấp hơn đỉnh khoảng 6%.

Giá vật liệu hôm nay 12/7: Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngại - Ảnh 1.
Giá vật liệu hôm nay 12/7: Giá thép giảm, thị trường ảm đạm vì lo ngại dịch Covid-19 mới tại Trung Quốc.

Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp hạn chế để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Thành phố Thượng Hải đang chuẩn bị cho đợt xét nghiệm Covid-19 hàng loạt nên ảnh hưởng đến thị trường quặng sắt. Những tin tức tiêu cực về Covid-19 từ Tam Cúc, Quảng Đông, Hà Nam, Thượng Hải sẽ ảnh hưởng đến thị trường quặng sắt trong đầu tuần này.

Nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc sẽ vẫn yếu do các nhà máy thép thu hẹp sản lượng vì chịu lỗ do tồn kho cao và đơn đặt hàng thép hạn chế. Thị trường thép và quặng sắt tại Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Bên cạnh đó, chính sách về bất động sản, giảm thải ra môi trường cũng đang tác động đến mảng này.

Những thông tin xấu về dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn đang tích cực thực hiện chính sách “Zero Covid” từ việc tạm ngừng kinh doanh đến việc tăng cường xét nghiệm. Các lô hàng quặng sắt đến Trung Quốc từ các nhà cung cấp lớn như Brazil và Australia ngày một tăng, càng đẩy lượng tồn kho tăng thêm.

Tồn kho quặng sắt Trung Quốc đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp lên 128,3 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu quặng sắt vẫn thấp do các nhà máy thép vẫn đang giảm sản lượng và chịu lỗ do tồn kho cao, đơn hàng chậm chạp. Theo khảo sát của công ty My Steel, công suất thực tế của 247 nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 7 chỉ đạt khoảng 85%.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 12/7

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (12/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn xuống còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 190.000 đồng/tấn còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,51 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn và 140.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong hơn 2 tháng, giá thép ghi nhận lần giảm thứ 8 với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.

Giá vật liệu hôm nay 12/7: Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngại - Ảnh 2.

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (12/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước.

Với xi măng, nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành xi măng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này suy giảm.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), giá bán xi măng trong nước vẫn đang có sự chênh lệch lớn theo khu vực, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện nay, giá xi măng vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao.

Giá vật liệu hôm nay 12/7: Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngại - Ảnh 4.
Giá thép hôm nay (12/7), ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 8 liên tiếp từ 200.000-360.000 đồng/tấn từ ngày 9/10.

Nguyên nhân giá thép giảm, theo lý giải của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi. Tuy nhiên, cầu sử dụng thép trong các công trình xây dựng không cao nên tiêu thụ thép giảm. Áp lực cầu yếu ở thị trường Trung Quốc và toàn cầu kéo theo giá giao dịch các sản phẩm thép giảm.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 4 khiến thị trường chững lại. Ngày 7/6, giá phôi thép giao dịch tại Đông Nam Á ở mức 649 USD/tấn, giảm 163 USD/tấn so với đầu tháng 5. Trước nhu cầu giảm, nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kéo tiêu thụ thép trong nước đi xuống.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.560 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.510 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 16.140 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.440 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 4.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 5.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 6.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.160 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.510 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 7.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 8.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.650 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.290 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 9.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
Giá vật liệu hôm nay 9/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm hơn 200.000 đồng/tấn - Ảnh 10.
Giá vật liệu hôm nay 12/7
VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm của VNDirect, tổng mức đầu tư của các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam lên tới 32,1 tỷ USD trong giai đoạn 2022-30. Trong cả năm 2022, các chuyên gia của VNDirect vẫn duy trì kỳ vọng vốn đầu tư công thực hiện tăng 20-30% so với cùng kỳ khi tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sẽ cao hơn nửa đầu năm nhờ mức nền thấp của cùng kỳ 2021. Với việc Việt Nam vẫn đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế sau dịch bệnh, VNDirect kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tăng trưởng trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.

Báo cáo của VNDirect cho rằng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng lần lượt 5% trong năm 2022 và 15% trong 2023.

VNDirect kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, tuy nhiên triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh sau đại dịch và giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao sẽ khiến quá trình giảm giá này kéo dài hơn dự kiến. CTCK cho rằng giá thép xây dựng nội địa sẽ tăng 1% so với cùng kỳ trong năm 2022 trước khi giảm 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Nguồn: https://danviet.vn/gia-vat-lieu-hom-nay-12-7-thep-quang-sat-tiep-da-giam-day-lo-ngai-20220712121003965.htm

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết mới