Khu di tích Kim Liên (Nghệ An) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khu di tích Kim Liên, từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, nơi hội tụ tình cảm của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bầu bạn năm châu; là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng.

Khu di tích Kim Liên được thành lập từ năm 1956, với diện tích 205ha, đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần làm phong phú kho tàng di sản Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật, không gian văn hóa-lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần Bác về thăm quê. Các di tích đã được bảo tồn và tôn tạo tại khu di tích Kim Liên gồm hai cụm di tích chính và hàng chục di tích thành phần.

 

 

Cụm di tích Làng Sen – quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh với hệ thống nhiều di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà Cử nhân Vương Thúc Quý, lò rèn cố Điền, giếng Cốc, cây đa, sân vận động, đền làng Sen. Ngoài ra còn có khu tưởng niệm, nhà trưng bày, vườn cây lưu niệm và nhiều hạng mục công trình phục vụ công cộng khác.

 

Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

 

Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi ghi dấu tiếng khóc chào đời và sống đến năm 14 tuổi của ông Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là nơi chứng kiến mọi hoạt động yêu nước và nơi cất giấu vũ khí trong khi hoạt động bí mật của cô Nguyễn Thị Thanh và cậu Nguyễn Sinh Khiêm, anh trai và chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Nhà thờ họ Nguyễn Sinh được xây dựng vào năm 1843, trên nền đất rộng 500m2 thuộc xóm Phú Đầm nay là làng Sen 3 xã Kim Liên, Nam Đàn để thờ phụng tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh.

 

Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, thầy dạy học của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1901-1902)

 

Lò rèn cố Điền là nơi rèn nông cụ cho bà con nông dân ở làng Sen. Thuở nhỏ khi sống tại làng Sen Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra đây chơi và giúp cố Điền thổi bễ đập đe. Những kỷ niệm sâu sắc của thời niên thiếu tại lò rèn cố Điền đã để lại dấu ấn đậm nét trong ký ức của Người.

 

Giếng Cốc do ông Nguyễn Danh Cốc người làng Phú Đầm đào năm 1708 để lấy nước cho gia đình dùng. Sau này nhân dân trong làng đều ra đây lấy nước về dùng. Để biết ơn người đào giếng người ta lấy tên ông đặt cho giếng. Thời gian sống ở làng Sen, Nguyễn Sinh Cung thường ra đây gánh nước về cho gia đình sử dụng, giếng Cốc cũng là nơi để lại nhiều dấu ấn kỷ niệm về thời niên thiếu của Người.

 

Cây Đa, sân vận động, đền Làng Sen đã đi vào lịch sử là nơi đã chứng kiến hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê, lần thứ nhất vào ngày 16-6-1957, lần thứ hai vào ngày 9-12-1961. Tại đây, Người đã nói chuyện thân mật với cán bộ, đảng viên, bà con nông dân xã Kim Liên. Người ân cần thăm hỏi sức khỏe mọi người, căn dặn mọi người phải thi đua sản xuất thật tốt, đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau để cùng xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

 

 

Cụm di tích Hoàng Trù – quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh – gồm nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại Bác Hồ), nhà thờ chi họ Hoàng Xuân…

 

Cụm di tích Hoàng Trù Tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn cỏ tổng diện tích khoảng 3500 m2 – quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời. 

 

Ngôi nhà cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

 

Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. 

 

Ngoài hai cụm di tích chính trên, khu di tích quốc gia đặc biệt Hồ Chí Minh còn có di tích mộ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để tưởng nhớ công lao của Lãnh tụ kính yêu, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định trưng bày chuyên đề về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần Người về thăm quê.

 

Phần mộ của cụ Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác

 

Thể theo nguyện vọng của đồng bào, đồng chí, ngôi nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng để đồng bào trong nước và quốc tế có thể dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Người.

 

Khu nhà tưởng niệm Bác Hồ

 

Về đây, du khách được tham quan quê nội và quê ngoại của Bác Hồ, nơi lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị hàng ngày của Người thời thơ ấu. Ngôi nhà tranh đơn sơ lợp bằng mái lá, khu vườn yên tĩnh có trồng các cây ăn quả như ổi, cam…; có hàng rào dâm bụt và tất cả được bao bọc bởi những lũy tre làng êm đềm tạo cho du khách có cảm giác gần gũi, thân thương.

———————————————————————–

Hành trình TOP Việt Nam – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ và công bố dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top với mục tiêu quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời kích cầu du lịch.

Mỗi tuần, các bài công bố sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

 

Diệu Phi – VietKings (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết mới