[WOWTIMES- Tinh Hoa Đất Việt] Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình Tư- người dành cả cuộc đời say mê nghiên cứu Nam Bộ.

[VIETKINGS – NIÊN LỊCH &THÀNH TỰU (WOWTIMES)] Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình Tư là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu dày dặn về địa danh hành chính, lịch sử Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã dành cả cuộc đời mình để say mê nghiên cứu văn hóa- lịch sử.

Nguyễn Đình Tư sinh năm 1922 tại xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, Nghệ An, là một nhà báo độc lập, nhà nghiên cứu lịch sử, Ủy ban thường trực Hội đồng TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu giá trị. Sự nghiệp cầm bút của ông bắt đầu thời trẻ ở độ tuổi 20 đã có tác phẩm đầu tiên là truyện dài mang dấu ấn riêng. Sau này, ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về địa danh mang hàm lượng tri thức cao như: Non nước Phú Yên, Non nước Khánh Hòa, Non nước Ninh Thuận, Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1859-1954), Đường phố nội thành TPHCM, Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục; tác phẩm lịch sử: Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954). Đặc biệt là cuốn Gia Định – Sài Gòn – TPHCM dặm dài lịch sử (1698 – 2020)

 

Cả cuộc đời trải qua bao giai đoạn thăng trầm lịch sử đã hun đúc con người ông tình yêu với sử Việt, ham đọc sách. Điều đó luôn được ông nuôi dưỡng theo năm tháng, lấy đó làm sở thích và công việc sưu tầm, sáng tác cho đến nay. Ngoài những bộ sách đã xuất bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư chia s�� đang ấp ủ viết thêm nhiều bộ sách, trong đó là những bộ sách về từ điển địa danh hành chính Trung bộ, Bắc bộ và Tây Nguyên; Quyển Lịch sử thành lập và phát triển các tỉnh của từng vùng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, Tây Nguyên.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Nên thăm, mừng đại thọ nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhân dịp cụ tròn 102 tuổi.

 

(WOWTIMES) Cuộc đời say mê với nghiên cứu của Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình Tư

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sinh năm 1922 tại Thanh Chương, Nghệ An. Hồi nhỏ gia đình ông nghèo khó. Con đường trở thành nhà nghiên cứu đầy trắc trở, gian nan, gập nghềnh và ngắt quãng. Ông từng hai lần bỏ học giữa chừng. Ông kể hồi đó đi làm đồng dưới ruộng nhìn bạn bè đồng trang lứa cấp sách đi học mà trong lòng tủi thân lắm. Rồi ông quyết tâm xin gia đình để quay trở lại con đường học hành mới thay đổi cuộc đời, thoát cảnh nghèo khó. Càng khó khăn, ông càng nuôi chí lớn lấy sự học làm mục đích chính của cuộc đời dù học ở trường lớp hay tự học.

 

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhận quyết định trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp sử học Việt Nam 

 

Thời kháng chiến chống Pháp ông là cộng tác viên báo Độc Lập.

Năm 1978, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ông phải ra ngoài vỉa hè sửa xe đạp mưu sinh, lúc này ông đã ở vào cái tuổi 60 của cuộc đời. Bằng niềm đam mê nghiên cứu lịch sử, ông tranh thủ những lúc không có khách đến sửa xe, bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân.

 

 

Năm 1996 ông Nguyễn Đình Tư là ủy viên thường trực Hội Tp HCM đồng đặt và đổi tên đường TP.HCM, là người đề xuất với hội đồng đặt cho TP.HCM hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa.

Cả cuộc đời dành cho việc nghiên cứu về mảnh đất Nam Bộ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư có những hiểu biết lịch sử sâu sắc và đặc biệt dành cho người Nam Bộ. Với nhà nghiên cứuu Nguyễn Đình Tư, lòng nhân ái của người Nam Bộ cũng chính là điểm khiến ông cảm động, ngưỡng mộ nhất.

Năm nay đã bước sang tuổi 102 nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn minh mẫn, tinh tường, khỏe mạnh và say sưa nghiên cứu văn hóa, lịch sử, địa chí của vùng đất Nam Bộ.

Năm 2017, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư được Hội Sử học trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp sử học Việt Nam.

Năm 2018, công trình hai tập sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) của ông đạt giải A sách Hay Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất.

 

Năm nay đã bước sang tuổi 102 nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn minh mẫn, tinh tường, khỏe mạnh và say sưa nghiên cứu văn hóa, lịch sử, địa chí của vùng đất Nam Bộ.

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết mới