[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhiệm vụ chính là khai thác các tài liệu trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của bạn đọc; nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật Lưu chiểu; lưu trữ và bảo quản các xuất bản phẩm của Việt Nam; tổ chức phục vụ bạn đọc theo quy định. Ngoài ra, thư viện còn hợp tác trao đổi tài liệu với các thư viện trong và ngoài nước; quản lý các dự án nghiên cứu về khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực thông tin thư viện; Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành thư viện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

 

Tính tới nay, trải qua 107 năm xây dựng và phát triển với nhiều thành tựu to lớn, thư viện được đánh giá là nơi lưu giữ nguồn tri thức uy tín cho bạn đọc cũng như có vị thế cao trong cộng đồng thư viện Việt Nam và thế giới.

Về hệ thống cơ sở vật chất, thư viện lắp đặt hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp. Ngoài ra, thư viện hiện có hơn 2,5 triệu đơn vị tư liệu và bộ sưu tập số khoảng 8 triệu trang tài liệu do TVQG tạo lập với nhiều bộ sưu tập khác nhau.

 

 

 

Thư viện Quốc gia Việt Nam thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động ý nghĩa trong nước và hợp tác quốc tế, trong đó năm 2022 thư viện phối hợp với Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Toà nhà Quốc hội Hungary”; tổ chức Trưng bày chuyên đề “Sáng mãi tên Người – Hồ Chí Minh” hay Ngày Hội sách và Văn hoá đọc năm 2022. Đặc biệt, các sự kiện đều thu hút sự tham gia nhiệt tình của người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

 

 

 

107 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG VĂN HÓA ĐỌC

Ngày 29/11/1917: Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký Nghị định thành lập Nha lưu trữ và Thư viện trung ương Đông Dương, trụ sở tại phố Borgnis Debordes (ngày nay là 31 phố Tràng Thi, Hà Nội)

Ngày 1/9/1919: Thư viện Trung ương Đông Dương chính thức mở cửa phục vụ người đọc.

 

 

Năm 1935: Thư viện Trung ương Đông Dương được đổi tên là Thư viện Pierre Pasquier.

Năm 1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lưu chiểu văn hoá phẩm Việt Nam. Sắc lệnh qui định các nhà xuất bản, nhà in phải nộp lưu chiểu cho Quốc gia Thư viện.

Năm 1954: Thư viện mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội.

Năm 1958: Thư viện được chính thức mang tên Thư viện Quốc gia theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá.

 

 

Năm 1976: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 401-TTg về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đây là văn bản nhà nước cao nhất xác định hoàn chỉnh các chức năng, nhiệm vụ của Thư viện, trong đó lần đầu tiên qui định nhiệm vụ thông tin khoa học văn hoá nghệ thuật cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Năm 1987: Thư viện bắt đầu tạo lập các Cơ sở dữ liệu, biên mục trên máy tính và lần đầu tiên việc biên soạn Thư mục quốc gia Việt Nam được thực hiện.

Năm 1994: Thư viện tạo lập mạng diện rộng, kết nối Thư viện Quốc gia Việt Nam với các thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2000: Thư viện được gia nhập IFLA (Hiệp hội thư viện quốc tế), CDNL(Hội nghị Giám đốc các Thư viện Quốc gia), CDNL-AO (Hội nghị Giám đốc các TVQG khu vực châu Á, châu Đại Dương)… Nhờ đây, thư viện có thêm nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ ới cộng đồng thư viện thế giới.

 

 

Năm 2016: Triển khai “Thư viện thông minh 2.0” với “Không gian chia sẻ S-hub”- một mô hình dịch vụ thư viện đổi mới, không chỉ phục vụ việc đọc mà còn là nơi trao đổi tri thức, thảo luận, làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng sáng tạo trong không gian tiện nghi hiện đại và thiết bị công nghệ cao.

 

 

Năm 2019: Hoàn thành nội dung Dự án xây dựng Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN: Thông tin và tư liệu: Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện.

 

NHỮNG THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG HƠN MỘT THẾ KỶ

Năm 1967: Thư viện vinh dự được trao tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 1982: Thư viện vinh dự được trao tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Năm 1985: Thư viện vinh dự được trao tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Năm 2007: Thư viện vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Năm 2012: Thư viện vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất.

 

Các Huân chương cao quý thư viện vinh dự được trao tặng

Năm 2016 – 2020: Thư viện vinh dự được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020.

Năm 2017: Thư viện vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

 

———————————————

Trong năm 2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) phối hợp cùng Tổ chức Niên lịch và Thành tựu Việt Nam (WowTimes), đơn vị trực thuộc TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam triển khai Hành trình tìm kiếm và vinh danh Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam (Lần I, Năm 2024). Hành trình được triển khai nhằm tìm kiếm, xác lập Niên lịch các đơn vị có lịch sử hình thành và phát triển từ 100 năm trở lên, đồng thời ghi nhận Thành tựu mà các đơn vị đã cống hiến và đạt được xuyên suốt trong quá trình hoạt động.

Thông tin chi tiết xin liên hệ

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM – VIETKINGS

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Email: noidungkyluc@gmail.com

Website: https://kyluc.vn

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết mới