[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] AN GIANG – Top 10 điểm đến nổi tiếng du khách nhất định phải ghé thăm

Nội dung chính

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ vừa là địa điểm tâm linh linh thiêng của người dân An Giang nói riêng và người miền Nam nói chung vừa là nơi có thiết kế kiến trúc độc đáo đáng để mọi du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Miếu gắn với sự tích ly kỳ được người dân nơi đây truyền miệng, thu hút hàng đoàn dài du khách hành hương mỗi năm.

 

 

Đặc biệt vào tháng 4 âm lịch, miếu chùa Bà Chúa Xứ đón hàng triệu người đến miếu để dâng hương, cúng lễ. Nếu du khách đi vào dịp này sẽ được tận mắt chứng kiến các nghi lễ của lễ viếng bà, được trải nghiệm cảm giác tham gia m��t lễ hội tâm linh hoành tráng. Nếu du khách muốn được trải nghiệm cảm giác thư thả khi tham quan thì nên đi vào những mùa khác vắng hơn để tận hưởng kiến trúc độc đáo của Miếu Bà.

Miếu Bà Chúa xứ tọa lạc ở dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

 

Rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư sở hữu thiên nhiên tươi đẹp mà khi nhắc đến An Giang du khách nào cũng nhất định sẽ ghé thăm. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ. Rừng mang các nét đặc trưng của khu rừng ngập mặn với hệ sinh thái thực vật phong phú, lâu đời. Rừng tràm Trà Sư còn là nơi cư trú của hàng trăm loại chim, thú và các loại thủy hải sản khác nhau. Kết hợp với thảm thực vật như dương xỉ, tràm, bèo, sen, súng,… Tạo ra cảnh sắc xanh mướt và đầy sinh động cho cả một khu vực mênh mông sông nước.

 

 

Nếu đến ghé thăm rừng, du khách được chọn 2 cách di chuyển: một loại thuyền động cơ để đi vào bên trong sâu của khu rừng; một loại thuyền nhỏ được chèo để được từ từ nhìn ngắm khung cảnh rừng ngập nước. Trải nghiệm cảm giác bóng mát của rừng tràm, nhìn cá nhảy dưới chân bèo, vài loài chim đậu trên cây,….

Mùa đi du lịch rừng tràm đẹp nhất là mùa tháng 9 đến tháng 11. Lúc này là thời điểm bèo sinh sôi xanh cả một vùng nước kèm với các sắc hoa mùa nước nổi. Hoặc bạn có thể đi vào mùa sen súng nở tháng 6 – 7, sắc hoa sen súng rực rỡ cũng tạo ra những phong cảnh tuyệt vời để bạn sống ảo. Thời điểm đến rừng tràm bạn có thể chọn vào sáng sớm 7h – 9h là thời điểm ít du khách, chim rời tổ bạn có thể ngắm được động vật ở đây. Hoặc chiều 5h – 6h là thời điểm chim về tổ theo đàn. Lên gác ở rừng tràm ngắm các đàn chim về tổ cũng rất thú vị.

 

Khu di chỉ Óc Eo

Nếu du khách muốn khám phá lịch sử và nền văn hóa cổ xưa tại An Giang thì Khu di chỉ Óc Eo sẽ là lựa chọn được “bỏ túi” vào danh sách địa điểm nên đi đấy.

Khu di chỉ Óc Eo tọa lạc ở Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi đây là di tích cổ gắn liền với vương quốc Phù Nam – Vương quốc thịnh vượng ở Đông Nam Á khoảng 2000 năm trước. Chính vì bề dày lịch sử như vậy, nên khu di chỉ Óc Eo luôn tạo nên sức hút cho du khách đến An Giang.

Đến với Óc Eo, trước hết du khách sẽ được ngắm nhìn các hiện vật như trang sức, tượng, đồ gốm sứ. Thậm chí là đồ thủy tinh được người dân Phù Nam chế tác thời điểm đó. Bên cạnh những di vật cổ, còn có lối kiến trúc theo hơi hướng Chăm Pa cổ xưa với tháp điêu khắc và tượng thần cổ. Ngoài ra, du khách sẽ được đi khám phá khu khai quật, dù hiện tại chỉ còn phần móng lộ đá của các tòa nhà xưa.

 

 

Óc Eo sẽ là địa điểm giúp du khách cảm thấy sự tài hoa, thịnh vượng của một vương quốc cổ đại, dù đã sụp đổ nhưng giá trị của nó vẫn tồn tại hơn hai ngàn năm qua.

 

Làng văn hóa người Chăm

Việt Nam là vùng đất với 54 dân tộc cùng nhau sinh sống, dọc mảnh đất chữ S. Mỗi vùng miền đều có những làng dân tộc thiểu số nổi bật. Nếu Miền Bắc là người người Mèo, H’Mong, …. thì miền Tây lại là người Chăm. Và một trong những nơi còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm đó là làng Văn hóa người Chăm tại An Giang.

 

 

Để đến được khu làng người Chăm này, du khách sẽ di chuyển khoảng 5km đường bộ và 3,5km đường phà. Địa điểm đầu tiên là thánh đường Mubarắk là nơi đặc trưng cũng là linh hồn của làng Chăm, đây là nơi người dân đến để cầu nguyện. Bên cạnh ý nghĩa về tâm linh, thánh đường còn là nơi có lối kiến trúc đặc trưng để bạn mở mang thêm kiến thức của nhà thờ Hồi Giáo.

Ngoài thánh đường, một điều thu hút khách du lịch đến đây đó là làng nghề dệt thổ cẩm. Hình ảnh quen thuộc ở khu làng, chính là những cô gái Chăm ngồi bên khung dệt miệt mài dệt nên những tấm vải mang sắc màu dân tộc. Ngoài ra, thức ăn ở đây cũng khiến cho du khách được nhiều điều thích thú với những món lạ miệng như: cơm nị là cơm được nấu từ sữa.

Thêm vào đó, làng còn có những ngôi nhà gỗ có trên trăm năm tuổi với lối kiến trúc dân dã nhưng bền bỉ theo thời gian của người Chăm.

 

Núi Cấm An Giang

An Giang là nơi nổi tiếng với Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn. Một trong những ngọn núi được nhiều người biết đến là khi nhắc đến An Giang- Núi Cấm.

Núi Cấm được biết đến là ngọn núi cao nhất trong bảy ngọn núi. Được ví là “Đà Lạt” của An Giang. Có rất nhiều cách để lên được Núi Cấm như lựa chọn đi bộ, đi cáp treo hoặc đi xe máy. Mỗi cách di chuyển đều tạo được những trải nghiệm khác nhau.

 

 

Trước tiên là trải nghiệm cáp treo tại Núi Cấm. Đây là một trong những cáp treo “xịn xò” nhất miền Tây, được nhiều du khách lựa chọn để tham quan núi Cấm. Du khách sẽ có 15 phút đi cáp treo để đến được đỉnh núi. Trong 15 phút này có thể ngắm toàn bộ núi Cấm từ trên cao, chụp những tấm ảnh bao quát và xinh đẹp của núi Cấm.

Nếu chọn đi bằng xe máy, du khác chỉ có thể đi những nơi có đường đổ bê tông, hết tuyến đường đó bạn sẽ phải đi bộ. Tuy nhiên, phượt trên cung đường lên núi cũng là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Đi bộ chính là trải nghiệm cảm giác trekking trên núi, du khách sẽ chủ động được khám phá kỹ lưỡng hơn từng cảnh sắc của núi Cấm, ngắm nhìn được những cảnh quan mà hai lối đi kia không thể trải nghi���m được.

Dù bằng phương tiện nào thì bạn cũng nên trải nghiệm hết các cảnh quan ở đặc biệt ở đây. Cụ thể, chùa Vạn Linh, chùa Phật lớn, hồ Thủy Liêm, suối Thanh Long…. Hãy đến núi Cấm An Giang để được trải nghiệm du lịch đủ mọi cảnh sắc thiên nhiên đồng thời kết hợp những công trình kiến trúc nổi bật nhé.

 

Hồ Soài So An Giang

Một trong những hồ nước lớn nhất An Giang, được nhiều du khách biết đến đó là hồ Soài So.

Hồ Soài So được biết đến là hồ nước nhân tạo tại An Giang, tọa lạc ở dưới chân núi Tô, là nơi đổ vào của dòng suối Bạc. Tuy là hồ nhân tạo nhưng cảnh sắc hồ Soài So lại đầy tính thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc. Hồ có diện tích 5 ha, bao quanh bởi rừng cây, các vườn trái cây của người dân. Vì hồ ở ngay chân núi Tô, nên cảnh sắc hùng vĩ đầu tiên khi trải nghiệm hồ đó chính là nhìn được sự kỳ vỹ của núi Tô.

 

 

Một đặc điểm đặc biệt ở đây, đó là dòng nước trong suốt có thể nhìn thấy đáy. Kết hợp khi đến vào mùa nước nổi sẽ có những làn sương vẩn quanh trên mặt hồ tạo nên cảnh sắc thiên nhiên đẹp nao lòng. Đi vào sâu trong hồ, sẽ có các vườn trái cây. Bạn có thể trải nghiệm thăm thú các loại trái cây đặc sản ở An Giang. Đây cũng là nơi được nhiều người dân, bạn trẻ chọn để picnic ngắm cảnh cùng gia đình, bạn bè. Trên hồ có một cây cầu, đi lên cầu bạn có thể nhìn thấy được cả khung cảnh thiên nhiên của hồ. Khi tham quan hồ Soài So bạn cũng có thể tham quan một số địa điểm nổi tiếng khác trên núi Tô.

 

Nhà mồ Ba Chúc

 

 

Nhà mồ Ba Chúc gồm 7 hạng mục công trình như sau: bia căm thù, vòng rào, nhà mồ, nhà truyền thống, nhà tiếp khách, hồ sen, nhà thủy tạ. Trong đó nhà mồ là công trình chính, nơi chứa đựng hài cốt của hơn một ngàn người dân tử nạn trong nạn diệt chủng Pôn Pốt, khắc họa nên tội ác của Pôn Pốt.

Ngoài ra còn có nhà tiếp khách, nhà truyền thống chứa hình ảnh của các chiến sĩ, hình ảnh của người dân ở thời điểm đó. Bên cạnh đó, còn có những vũ khí trưng bày, vật dụng trưng bày. Giúp thấy được sự chiến đấu của người dân thời điểm đó với tội ác.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, những câu chuyện trong quá khứ về nạn diệt chủng mà không người dân Việt Nam nào không biết thì Nhà mồ Ba Chúc An Giang sẽ là một địa điểm mà bạn nên đến.

 

Làng nổi Châu Đốc

Một đặc trưng của miền Tây đó là các khu chợ nổi, khu làng nổi. Đến với các tỉnh miền Tây thì nên trải nghiệm các khu làng nổi, để thấy hết được đời sống của người Miền Tây gắn bó với sông nước. Và An Giang cũng không ngoại lệ khi làng nổi cũng là một phần cuộc sống của nhiều người dân nơi đây.

 

 

Khu làng nổi nổi tiếng nhất An Giang mà bạn nên ghé qua đó là Làng nổi Châu Đốc. Làng nổi Châu Đốc nổi bật với hình ảnh các chiếc bè nhà nối liền nhau bởi các sợ dây kết nối. Mỗi chiếc bè nhà chỉ ngang 4m, dài từ 7m – 8m nhưng là một tổ ấm của người dân ở đây. Cuộc sống của mỗi gia đình khu vực này gói gọn trên chiếc bè nhà. Chính vì thế mà đến với làng nổi Châu Đốc là vẻ bình dị, gần gũi, không xô bồ. Tham quan làng nổi chủ yếu là bằng ghe, thuyền bạn sẽ cảm nhận được sự lênh đênh nhẹ nhàng trên sông nước. Hưởng từng làn gió nhẹ ngắm nhìn từng tảng lục bình trôi yên bình, êm ả.

Vì nghề chính của người dân ở đây là nuôi cá. Nên trải nghiệm chủ yếu ở làng nổi đó là được cho cá ăn, nhìn đàn cá tung tóe dành thức ăn. Hoặc bạn có thể được buông cần câu cá, cũng là thú vui nhẹ nhàng tại đây. Du khách có thể cảm nhận được nhịp sống bình dị của người dân ở đây khi đến làng nổi.

 

Cù Lao Giêng An Giang

 

 

Các cù lao ngoài là nơi sinh sống, mua bán của người dân miền Tây, còn mang lại nhiều nét đẹp đầy thơ mộng, đậm nét sông nước mà bất kỳ ai đến với miền Tây cũng muốn trải nghiệm qua. An Giang cũng có một cù lao nổi tiếng để du khách tận hưởng hết nét miền Tây độc đáo của nơi này- cù lao Giêng.

Dù là một vùng đất nhỏ giữa bốn bề sông nước nhưng Cù lao Giêng có nhiều đền chùa khiến du khách tới đây choáng ngợp. Cù lao Giêng có nhà thờ Cù lao Giêng với thiết kế cổ kính đặc sắc. Tu viện Chúa Quan phòng là tu viện rộng lớn với vẻ rêu phong, cổ kính. Hay tu viện Phanxico cũng rộng không kém và đầy nét xưa cũ. Nhà thờ Rạch sâu với lối kiến trúc độc đáo, đẹp mắt.

Bên cạnh nhà thờ, cù lao cũng có nhiều ngôi chùa được nhiều khách biết đến. Như: chùa Bà Lê, Thành Hoa tự, chùa Phước Minh, chùa Ông Đạo, … Mỗi ngôi chùa đều mang những câu chuyện, những kiến trúc độc đáo thu hút du khách. Ngoài ra, cù lao còn có một số di tích lịch sử như lăng Ba Quan Thượng Đẳng, đình làng Tấn Mỹ, Phủ thời Nguyễn Tộc.

Ngoài những kiến trúc độc đáo đến từ các nhà thờ, chùa, lăng kể trên, Cù lao còn nổi tiếng với xoài. Đây là vương quốc xoài của An Giang với 500ha xoài sạch trồng theo chuẩn VietGap.

 

Núi Sập An Giang

An Giang nổi tiếng với bảy núi, chính vì vậy mà người dân hay gọi An Giang là vùng đất Thất Sơn, Đến An Giang ai cũng sẽ cố gắng đi thăm thú các ngọn núi. Bên cạnh núi Cấm, núi Sam, thì một ngọn núi được nhiều người lựa chọn là điểm đến lý tưởng của An Giang. Đó chính là núi Sập.

 

 

Núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nổi tiếng với khu du lịch ông Thoại và đền Thoại Ngọc Hầu. Khu du lịch hồ ông Thoại được xây trên lòng hồ đá rộng 9ha. Trong lòng hồ ông Thoại được xây dựng những cây cầu bằng sắt sơn đỏ như cầu Mai An Tiêm, Vọng Nguyệt…Trên các đảo nhỏ tại Hồ có đặt những bức tượng thần như Linga, Siva, tháp Pongar, Yoni…Tất cả đều dựa theo những cổ vật của nền văn hóa Óc Eo. Trên lòng hồ có tượng ông Thoại, cao 10 mét đứng chỉ tay về hướng kênh Thoại Hà để tưởng nhớ công ơn của ông Thoại. Vào mùng 10, 11, 12 tháng 3 âm lịch ở đây sẽ tổ chức lễ hội. Du khách có thể lưu ý ghé thăm vào thời gian này để tham gia vào lễ hội đặc biệt này.

 

Tham khảo nguồn: https://topdiemden.com/top-10-diem-den-du-lich-an-giang-noi-tieng-nhat/

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan