[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] BẮC KẠN – Top 10 đặc sản làm quà du lịch Bắc Kạn

Nội dung chính

Rau sắng

 

Không giống như các loại rau khác, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu phải sau ít nhất 3-5 năm, tận sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Bởi phải chờ lâu như vậy mà rau sắng thành đặc sản Bắc Kạn được khó cưỡng.

Đây là loại rau xanh thẫm, óng ả, có nhiều nhất vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm. Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá, xào thịt bò kể cả nấu suông cũng khá ngon miệng. Mùi vị rau rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đủ để nấu bát canh ngon lành cho bốn người ăn.

 

Bánh gio Bắc Kạn

 

 

Bánh gio đã có ở Bắc Kạn suốt bao đời. Làm bánh gio cầu kì, đòi hỏi người làm phải khéo ta, muốn bánh ngon, phải bắt đầu từ khâu chọn loại cây, đốt thành gio trắng mịn, hoà với nước vôi có nồng độ thích hợp. Quan trọng nhất là khâu thử độ đậm nhạt của nước gio trước khi ngâm gạo.

Bánh gio ngon phải mịn, dẻo, dai và có vị đậm đặc trưng, ăn rất mát và để được rất lâu. Trưa hè oi bức, bóc chiếc bánh gio chấm mật mới cảm nhận được hết hương vị của đặc sản này.

 

Bánh Coóc mò

 

 

Hình dáng của bánh coóc mò cũng giống như bánh gio nhưng Bánh được gói theo hình chóp nhưng lá gói bánh là lá chuối. Bánh coóc mò ăn có vị đậm và thơm nhờ làm từ gạo nếp nương và lạc nhân đỏ. Bánh ăn không ngán vì dễ ăn và mùi vị hợp với nhiều người.

Bánh rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng. Bóc chiếc bánh xanh rền, dẻo, thơm bạn mới thấy hết ý nghĩa của món bánh này.

 

Mức mận

 

 

Món mứt mận ở Bắc Kạn được người dân xem là đặc sản bởi nó có những hương vị đặc trưng riêng và hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn dù di tới đâu đều mang món mứt mận để làm quà biếu, để giới thiệu đặc sản quê hương mình.

Mứt mận nâu sậm, trong veo, cắn vào thấy dai và có vị ngọt hấp dẫn, ó thể để được từ năm này qua năm khác mà không sợ bị mốc hay chảy nước, ăn vẫn cảm nhận được hương vị của nó.

 

Lạp xưởng hun khói

 

 

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản, thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của lạp sườn Bắc Kạn chính là được tẩm ướp bằng gừng đá – loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên mùi thơm đặc biệt, không giống gia vị miền xuôi. Lạp sườn được làm bằng tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi khói bếp, mùi gừng, mắc mật, mùi rượu, thơm một cách đặc biệt.

Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện vào nhau, rất ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng khoái khẩu.

 

Miếng dong Nà ri

 

 

Miến dong là đặc sản ngon nức tiếng của Bắc Kạn, được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Toòng ở độ cao trên 1.000 m.

Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên được màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục. Sợi miếng dai, giòn, để lâu cũng không bị nát. Đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này. Từ miến dong, du khách có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn.

 

Tôm chua Ba Bể

 

 

Nhắc đến Bắc Kạn là nhắc đến hồ Ba Bể, mà nhắc đến Ba Bể thì không thể không nghĩ tới món tôm chua. Tôm chua thường ăn kèm cùng thịt ba chỉ luộc, chân giò, khế chua, chuối xanh và rau sống. Thịt tôm tươi ngon được chế biến khéo léo tạo nên hương vị chua, cay, ngọt dịu đặc trưng, ăn cùng cơm trắng hay để nhâm nhỉ đều ngon miệng.

 

Bánh trứng kiến

 

 

Một món ăn làm từ trứng kiến với các thành phần chính là bột gạo, lá non cây vả và trứng kiến. Món bánh mang đến hương vị đậm đà, béo ngậy ngay cả khi còn trong nồi. Công đoạn khó nhất chính là bắt trứng kiến, để ăn được phải là loại kiến không độc, cắn không đau mới đảm bảo an toàn và ngon miệng.

 

Thịt heo gác bếp

 

 

Nếu món thịt trâu,thịt bò gác bếp là đặc sản của Sapa thì đối với người Tày sống xung quanh hồ Ba Bể lại được biết đến nhiều nhất với món đặc sản thịt lợn gác bếp thơm ngon, hấp dẫn.

Bởi trước khi treo thịt lên bếp thì người dân nơi đây thường bỏ thịt vào sọt hoặc gùi đi rừng để miếng thịt được phôi khô dưới ánh nắng mật trời sẽ cho ra miếng thịt dai ngon hơn. Với các bảo quản như vậy thịt sẽ được sử dụng lâu hơn và điều quạn trọng đó là trong nhà luôn có sẵn món ngon để đãi khách quý khi cần thiết.

 

Măng vầu

 

 

Đắng đắng, chát chát, nhưng nhai kĩ lại cảm nhận được mùi vị thoang thoảng ngọt, cay nhè nhẹ đó chính là hương vị đặc biệt của món măng vầu hay còn gọi là măng đắng ở Bắc Kạn.

Măng vầu chỉ là một thực phẩm đơn giản nhưng lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nhưng ngon nhất vẫn là món măng luộc và phải là người sành ăn mới có thể cảm nhận được sự đặc biệt của món măng vầu luộc nơi đây.

Tham khảo nguồn: https://60giayonline.com/dac-san-bac-kan.html

 

 

 

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan