[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] HÀ NAM – Top 10 điểm đến nổi tiếng phải ghé thăm

Nội dung chính

Chùa Bà Đanh

 

 

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”. Có nhiều lý giải cho điều này. Người cho rằng ngôi chùa trở nên vắng vẻ như vậy vì nơi đây rất linh thiêng, ai trái ý sẽ bị trừng phạt ngay nên rất ít người dám đến.

Cũng có ý kiến là do ngày xưa chùa nằm ở vị trí di chuyển khó khăn, xung quanh rừng rậm hoang vu, muốn đến phải đi đò sang nên ít ai lui tới. Chính vì lẽ đó nên ngôi chùa luôn giữ được vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm vốn có.

 

Nhà Bá Kiến

 

Ngôi nhà ba gian đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, dựng bằng 16 cột gỗ lim, có lịch sử hơn 100 năm.

 

Làng Vũ Đại trong Chí Phèo có nguyên mẫu là làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – quê hương của nhà văn hiện thực Nam Cao. Nhắc đến làng Vũ Đại là nhắc tới các nhân vật văn học là Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. Hiện tại ngôi nhà ba gian của Bá Kiến trong nguyên mẫu vẫn còn đó và là điểm đến tham quan thu hút.

Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Người này có tên thật là Trần Duy Bính (không rõ năm sinh, mất năm 1946) – được cố nhà văn Nam Cao xây dựng thành nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.
Kẽm Trống

 

 

Kẽm Trống là danh thắng quốc gia được công nhận năm 1962. Kẽm Trống là nơi dòng sông Đáy chảy qua hai ngọn núi, bên tả có núi Rùa, núi Cổ Động thuộc tỉnh Hà Nam; bên hữu có núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia thuộc tỉnh Ninh Bình.

Ngoài ra, khi đến Kẽm Trống bạn có thể tham quan một số địa điểm đẹp như: núi Bồng, núi Vọng, núi Rồng ở phía bên phải bờ. Bên kia sông Đáy lại có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Trinh Tiết… Trên ngọn núi Trinh Tiết có một ngôi chùa cổ. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ngôi chùa ấy tụ hợp linh khí của đất trời.

 

Đền Trần Thương

Ngôi đền nằm bên bờ sông Hồng, tọa lạc tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Đền Trần Thương là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2. Ngôi đền thường tổ chức lễ phát lương vào tháng Giêng lấy may đầu xuân để tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền, ngài cho đặt 6 kho lương thực để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính.

 

Chùa Tam Chúc

 

 

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km và là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách nhất cả nước, nối giữa khu du lịch chùa Hương, khu du lịch Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.

 

Vườn cột kinh là những cột kinh phục dựng giống bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện có 32 cột kinh cao 13,5 m, rộng khoảng 2 m, nặng khoảng 200 tấn.

 

Điện Tam Thế cao 39 m, sàn rộng 5.400 m2, đủ cho 5.000 phật tử hành lễ cùng một lúc. Trong điện đặt 3 bức tượng Phật bằng đồng tượng trưng cho “Quá khứ, hiện tại, tương lai”. Mỗi bức có trọng lượng hơn 200 tấn, phía sau mỗi bức tượng là lá bồ đề dát vàng.

 

Chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh được làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, bên trong thờ tượng Đức Phật bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Để lên chùa, du khách phải leo lên 299 bậc thang đá. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh chùa Tam Chúc.

 

Ngoài ra, du khách có thể tham quan Điện Quán Thế Âm Bồ Tát, nơi đặt pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn hay điện Pháp Chủ với tượng đồng nguyên khối 150 tấn. Các điểm tham quan khác là đình Tam Chúc và khu vực hồ Lục Nhạc.

 

Làng kho cá Vũ Đại

 

 

Làng kho cá Vũ Đại bao đời nay vẫn nức tiếng gần xa bởi công thức cá kho đặc biệt, vị cá đậm đà được tẩm ướp cẩn thận cùng gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng, ớt, hành khô… Tổng cộng có tới 16 loại gia vị. Du khách đến mua cá được kho trong nồi đất, phù hợp nhất là dịp cận Tết khi nhiều hộ dân đỏ lửa kho cá, đeo mặt nạ phòng độc rất thú vị.\

 

Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/cam-nang-du-lich-ha-nam-4462234.html

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan