[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] NINH BÌNH – Top 6 đặc sản độc đáo mua làm quà Ninh Bình

Nội dung chính

Món bánh trôi

 

Vẫn là món bánh trôi truyền thống được nhào nặn từ bột gạo nhưng bánh trôi Ninh Bình lại mang một bản sắc khác khi kết hợp với đường mật, đậu phộng khô giã nhuyễn cùng lá cúc mốc – Một vị thảo dược có nhiều tính năng chữa bệnh.
Lá cúc mốc sau khi thái về được rửa sạch, thái nhỏ và ướp cùng với đường mật trong vòng nửa tiếng cho thâm đều rồi cho vào làm nhân bánh cùng với đậu phộng giã. Bánh có vị  thơm nhẹ nhàng, không ngọt gắt, khi luộc bánh người ta sẽ cho thêm vài lá cúc mốc, hoa bưởi vào để tăng hương vị. Viên bánh trôi nước tròn tròn tỏa ra mùi thơm dìu dịu của lá cúc mốc, vị bùi bùi của đậu phộng đã chinh phục được sự sành ăn của các du khách.

 

Mắm Tép Ninh Bình

 

Với những người đam mê món mắm thì còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức món mắm tép Ninh Bình hay còn có cái tên khác là mắm tép Gia Viễn. Đây có thể nói là món ăn mang đậm nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của cố đô. Bạn thật sự không nên bỏ qua món quà đặc sản này vì chắc chắn chúng sẽ không làm bạn thất vọng. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất mắm tép nhưng mắm tép Gia Viễn vẫn mang một sức hấp dẫn riêng. Để làm ra được một mẻ mắm tép ngon, người thực hiện phải lựa chọn tỉ mỉ từng con tép chất lượng tại vùng chiêm trũng Gia Viễn. Được chế biến hoàn toàn thủ công nhưng rất đảm bảo vệ sinh nên bạn không cần phải lo lắng về chất lượng.
Mắm tép được làm quanh năm nhưng được đánh giá có vị ngon nhất vào mùa đông vì lúc này đạt được nhiệt độ thích hợp nên công đoạn ủ mắm thuận lợi hơn rất nhiều, mẻ mắm thu được cũng có hương vị thơm ngon nhất. Món mắm tép đặc sản Ninh Bình có màu đỏ đặc trưng, thơm ngon cực kỳ dễ ăn.
Chỉ từ một lọ mắm tép bạn đã có thể chế biến và dùng theo nhiều cách khác nhau như món thịt chưng cùng mắm tép hay dùng làm nước chấm ăn kèm rau luộc, thịt luộc. Món mắm tép Ninh Bình hiện được chế biến tại địa bàn huyện Gia Viễn ninh Bình nên nếu có nhu cầu mua về thì hãy ghé đến đây nhé!Cơm Cháy Ninh Bình

 

Cơm Cháy Ninh Bình

Nhắc đến đặc sản Ninh Bình không thể bỏ qua món cơm cháy ruốc thơm ngon. Cơm cháy phải làm từ những loại gạo ngon và đem nếu vừa phải tới khi chín giòn đúng chuẩn.
Nét độc đáo của món cơm cháy Ninh Bình là phần cơm cháy mảng to dưới đáy nồi sẽ được mang ra phơi nắng cho khô sau đó được chiên ngập dầu để hạt gạo căng phồng, giòn rụm. Nhưng thay vì tẩm ướt nhiều gia vị người ta sẽ chế biến thêm một loại nước sốt ăn kèm được làm từ thịt dê ngọt đậm độc đáo.
Bạn có thể tìm thấy món cơm cháy ở bất cứ đâu tại Ninh Bình và các thắng cảnh nổi tiếng như: Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư ăn tại chỗ hoặc mua về nhà làm quà.

 

Quả Gáo

 

Quả Gáo là một loại quả mà bạn chỉ có thể tìm thấy tại Ninh Bình, chúc mọc nhiều ở các khe suối, trên đồi được dùng để kho cá, nấu canh chua. Quả gáo có vị chua nhẹ và tính mát khi nếu cùng thịt cá sẽ át đi được mùi tanh và làm thịt được ngọt, mềm, ngon hơn. Quả Gáo có giá khá rẻ nên bạn có thể mua về dùng dần hoặc làm quà biếu cũng rất quý.

 

Nem Chua Yên Mạc

Nhắc đến món nem chua người ta thường nghĩ ngay đến Thanh Hóa, Lai Vung,.. Những địa điểm nổi tiếng từ lâu với những chiếc nem thơm ngon đậm vị. Nem chua Yên Mạc được tạo ra lần đầu bởi con gái của vị quan Thượng thư Phạm Thận Duật là Phạm Thị Thư Sáng dựa trên công thức của món nem chua cung đình Huế.
Nem chua Yên Mạc được làm từ phần thịt mông của heo, thịt này được thái mỏng chứ không băm nhuyễn như các loại nem khác, cũng không mang đi luộc chín. Phần thịt mông chỉ lấy nạc không lấy mỡ, bì heo luộc, cũng mì chính, muối sẽ được gói lại bằng lá ổi và lá chuối để tăng hương vị và vẻ đẹp của món ăn.
Nem chua Yên Mạc ngon nhất là khi ăn kèm với các loại lá: sung, mơ, đinh lăng,… tạo nên một tổng thể hài hòa ngon miệng đậm hương vị truyền thống của quê hương. Dù mở ra ăn ngay hay để lâu thì nem vẫn tơi và có màu hồng mới của thịt lợn.

 

Rượu Cần Nho Quan

 

Rượu cần Nho Quan là loại rượu của người Mường sinh sống tại vùng đất Nho Quan. Loại rượu này đặc biệt ở chỗ không cần phải qua giai đoạn chưng cất như các loại rượu phổ biến khác.
Nguyên liệu nấu rượu cần gồm: Lúa, khoai, gạo nếp hoặc gạo nếp đem đi xay và nấu lên. Men rượu ở đây được làm từ các loại trái cây, củ và lá rừng, phổ biến nhất là cây mun, lá ổi, củ riềng, gừng,… đem giã nhuyễn rồi trộn chung với bột gạo đã xay sẵn. Sau 1 thời gian ủ rượu sẽ lên men nhưng không quá nặng để làm người uống say mà chỉ “say đắm” hương vị nó để lại.
Để thưởng thức được rượu thì phải dùng thân của những cây trúc cắm vào bình rượu để uống. Khi ghé tới Nho Quan bạn có thể tìm mua một vò nhỏ từ cửa hàng về để cả nhà cùng thưởng thức nhé. Ngoài rượu cần Nho Quan ra còn có một số loại rượu nức tiếng Ninh bình khác là rượu Kim Sơn Ninh Bình, rượu Lai Thành,…

Tham khảo nguồn: https://www.klook.com/vi/blog/dac-san-ninh-binh/

 

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan