[ĐỀ CỬ TOP 63 TỈNH THÀNH] SƠN LA – Top 6 lễ hội nổi tiếng nhất Sơn La

Nội dung chính

Tết Độc Lập của người Mông ở Mộc Châu, Sơn La

 

Một trong các hoạt động sôi nổi được tổ chức mừng Tết Độc Lập Mộc Châu, mang lại nhiều niềm vui cho người dân nơi đây

 

Theo phong tục tổ tiên, đồng bào dân tộc Mông chỉ ăn Tết một lần vào dịp cuối năm dương lịch. Nhưng từ sau năm 1945 đến nay, đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu (Sơn La) đã hình thành nên một cái Tết mới – Tết Độc lập, mừng Quốc Khánh 2/9. Nếu Tết truyền thống tổ tiên người Mông gói gọn trong phạm vi gia đình, họ hàng, cộng đồng bản hoặc giữa bản này với bản kia thì Tết Độc lập 2.9 phạm vi rộng hơn, liên kết cộng đồng người Mông giữa các vùng miền, đó là dịp trai gái, già trẻ gặp nhau.

 

Lễ hội chọi trâu tại Phù Yên, Sơn La

 

 

Lễ hội chọi trâu huyện Phù Yên là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhân dân các dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời khuyến khích phong trào chăn nuôi đại gia súc, xây dựng huyện vùng cao Phù Yên ngày càng đổi mới và giàu đẹp
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai của người Thái tại Sơn La

 

 

Cộng đồng dân cư ở Quỳnh Nhai chủ yếu là người Thái, sinh sống bằng nghề chính là trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá. Bởi vậy từ bao đời nay, bà con rất gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất.
Lễ hội Gội đầu của người Thái trắng tại Sơn La

 

 

Lễ hội gội đầu hay còn gọi là lễ hội Lúng Ta. Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái trắng. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần vào đúng chiều ngày 30 tết âm lịch. Người Thái quan niệm, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bênh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối) trôi đi, đi mãi không lặp lại, đồng thời cũng là cầu cho năm mới tốt lành, gặp điều may mắn, làm ăn phát đạt.
Lễ hội Hoa Ban (Đón ban) ở Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La

 

 

Được tổ chức vào dịp tháng hai âm lịch hang năm , thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lế hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường, đón ban) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Lễ hội Hết chá của người Thái tại Sơn La

Lễ hội tổ chức tầm cuối tháng 3 dịp kết thúc ban nở ở Bản Áng, Đây không phải là lễ hội chia tay hoa ban. Đây là lệ tạ ơn của người Thái với các thầy Mo đã có công chữa bệnh cho mình.

 

 

 

Tham khảo nguồn: https://hanoietoco.com/dulich/119-124-cac-le-hoi-trong-nam-tai-son-la.html

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan