[GREENBOOKS – TOP BEST ĐIỂM ĐẾN] Đề cử TOP 5 Lễ hội đặc sắc tại Trà Vinh

Nội dung chính

 

Lễ hội Ok Om Bok

  Ảnh: Dương Ngọc Vân Khanh

 

Ok Om Bok còn được gọi là “Lễ cúng trăng” vì mục đích tạ ơn mặt trăng. Ok Om Bok được tổ chức tại rất nhiều điểm từ nhà riêng, chùa chiền đến phạm vi cả tỉnh ở Ao Bà Om vào tháng 10 âm lịch hằng năm.

Sau khi dâng lễ vật, các bô lão nắm những nắm cốm dẹp đút cho trẻ con cùng lời chúc ăn khỏe, mau lớn.

Lễ hội để mọi người cầu mong một mùa màng bội thu vì trong tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng tượng trưng cho vị thần cai quản thời tiết và mùa màng.

 

Lễ hội nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông (hội cúng biển) được tổ chức vào ngày 10 đến 12/5 âm lịch.  

Đây là lễ hội thể hiện lòng thành kính của người dân tới biển cả, tạ ơn cá Ông vì đã khiến sóng yên biển lặng, người dân được ấm no, hạnh phúc.

Lễ được chia thành sáu phần chính: đi nghinh Nam Hải bằng ghe biển, giỗ tiền chức, chánh tế, chánh tế Bà Chúa, đi nghinh ngũ phương, tống tàu ra khơi. Phần lễ gồm các hoạt động như cà kheo, văn nghệ, thi đấu thể thao…

Địa điểm: Thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

 

Nguyên Tiêu Thắng Hội 

Đây là lễ hội xuất phát từ tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của đồng bào người Hoa Nam bộ. Đặc sắc tại lễ hội là đoàn rước kiệu được trang trí lộng lẫy cùng đoàn lân xuống đường diễu hành. Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng Giêng nên càng nhộn nhịp. Theo thời gian, lễ hội này đã trở thành tài sản văn hóa chung, có giá trị tăng cường tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa Trà Vinh vừa thể hiện ước vọng ấm no, hạnh phúc lâu dài của con người.

Địa điểm: Xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

 

Vu lan Thắng hội

Ảnh: Dương Ngọc Vân Khanh

 

Vu Lan thắng hội còn được gọi là Lễ hội chùa ông Bổn, tổ chức hằng năm vào ngày 25 đến 28/7 âm lịch. Lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ ông Bổn – nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc của người Triều Châu đến Trà Vinh an cư lạc nghiệp. 

Lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức vào dịp Vu Lan báo hiếu nên trở thành dịp báo hiếu và cầu an. Đây mà còn là dịp thể hiện sự dung hợp văn hóa của người Kinh, Hoa và Khmer. Đến nơi này vào dịp lễ hội, du khách sẽ hiểu về thêm văn hóa của người dân ở vùng Cầu Kè hơn 100 năm qua.

Địa chỉ: Thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

 

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây

 

 

Đây là Lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer diễn ra từ giữa tháng 3 âm lịch. Lễ hội đánh dấu năm mới với nhiều điều may mắn, mùa vụ bội thu và được kéo dài trong 3 ngày. Ngày thứ nhất (Chôl sangkran Chmây) mọi người chuẩn bị quần áo đẹp và lịch sự, chuẩn bị bàn thờ thiên, đón thần mới đến cai quản phum, sóc. Trong chùa sẽ diễn ra lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran), đánh dấu rước lịch năm mới, mang ý nghĩa tương tự lễ đón giao thừa dịp Tết Nguyên đán. Ngày thứ hai (Wonbơf), làm lễ dâng cơm cho các nhà sư và đắp núi cát biểu lộ cầu phúc cho mọi người. Ngày thứ 3 (Lơm săk) là lễ tắm tượng Phật, chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh tạ ơn.

 

Đọc sách

Nhận xét

Bình luận

Greenbooks liên quan